Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị và phòng bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị và phòng bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

11/15/2019

Viêm thanh quản cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng bệnh

Viêm thanh quản cấp là bệnh lý rất hay gặp vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết bước sang mùa lạnh. Bệnh có thể chuyển từ cấp tính sang mạn tính nếu không được điều trị và quan tâm đúng cách, kịp thời. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này nhé!

Viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản có viêm thanh quản cấp và viêm thanh quản mạn. Hiểu đơn giản định nghĩa viêm thanh quản cấp là viêm niêm mạc thanh quản với thời gian bị bệnh tính từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên không quá 3 tuần.

Viêm thanh quản cấp là bệnh lý thường gặp vào thời điểm thay đổi thời tiết hay mùa lạnh, bệnh cũng hay xuất hiện ở đối tượng phải dùng đến giọng nói liên tục, phải nói nhiều. Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 18-40 tuổi.

viêm thanh quản cấp
Viêm thanh quản ảnh hưởng rất nhiều tới việc giao tiếp của người bệnh (Nguồn: Internet).

Viêm thanh quản cấp có nhiều dạng, tuy nhiên ở đây BlogAnChoi sẽ cùng bạn tìm hiểu về viêm thanh quản cấp thể thông thường và hay gặp nhất trong cộng đồng nhé!

Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn và không do nhiễm khuẩn. Trong đó:

  • Viêm thanh quản do nhiễm khuẩn: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus, cũng có thể do vi khuẩn nhưng ít hơn. Bệnh thường xuất hiện sau một đợt viêm nhiễm ở đường hô hấp, cụ thể các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm khí – phế – quản phổi,…
  • Không do nhiễm khuẩn: Nếu viêm thanh quản cấp không do tác nhân nhiễm khuẩn thì đa số hướng tới tác nhân lý – hóa học, những người thường xuyên lạm dụng giọng nói hoặc đối tượng phải tiếp xúc với tác nhân độc hại nhiều.

Triệu chứng bệnh viêm thanh quản cấp

Triệu chứng viêm thanh quản cấp biểu hiện khác nhau tùy vào nguyên nhân (đã nói ở trên).

  • Nếu do nguyên nhân nhiễm vi khuẩn, virus, bệnh thường khởi phát với các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như sốt nhẹ, mệt mỏi người, ngạt mũi, ho, chảy mũi, …
  • Bệnh nhân thấy được các rối loạn về giọng nói: khàn tiếng tùy từng thời điểm mà mức độ từ nhẹ đến nặng, nếu nặng có thể mất tiếng.
  • Các triệu chứng do kích thích đường hô hấp: Cảm giác vướng họng, ngứa rát, khó chịu, có thể có cảm giác nuốt đau, nuốt vướng. Người bệnh ho từng cơn, mới đầu thường là ho khan, một thời gian sau sẽ ho có đờm.
  • Khi đi khám, nội soi thanh quản, bác sĩ có thể thấy được các tổn thương ở dây thanh, khe thanh môn, vùng liên phễu rõ ràng hơn.
viêm thanh quản cấp
ĐI khám ngay khi có dấu hiệu bất thường (Nguồn: Internet).

Điều trị viêm thanh quản cấp

Việc điều trị viêm thanh quản cấp phụ thuộc rất nhiều vào sự tuân thủ điều trị và ý thức thay đổi thói quen sinh hoạt của người bệnh.

Lời khuyên về thói quen để bảo vệ giọng nói hằng ngày

  • Uống nhiều nước. Theo lời khuyên bạn nên uống ít nhất 2 lít nước một ngày.
  • Nghỉ ngơi để giữ giọng tuyệt đối trong 7-10 ngày, sau đó nói nhỏ nhẹ nhàng cho tới khi bệnh đợt cấp khỏi hoàn toàn. Đương nhiên sau đó bạn vẫn cần quan tâm chú ý để bảo vệ giọng nói của mình.
  • Tránh các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá,…

Viêm thanh quản cấp dùng thuốc gì?

  • Kháng sinh: Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn người bệnh có thể dùng kháng sinh, nhưng kháng sinh cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Các nhóm kháng sinh có thể dùng là nhóm betalactam và macrolid.
  • Chống viêm, chống phù nề: một vài loại thuốc thông dụng chống viêm phù nề bạn có thể biết đến như alpachymotrypsin, mức độ nặng có thể dùng corticoid như medrol, umedrol,…tất cả các loại thuốc này đều cần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc điều trị giảm ho: Thông dụng như terpin codein, codepect,…
  • Nếu sốt cao cần dùng hạ sốt.
  • Biện pháp điều trị tại chỗ (thanh quản): xông hơi nước ấm có pha lẫn tinh dầu thơm (thường dùng khuynh diệp, bạc hà, mentol,…) có tác dụng làm ẩm không khí khi hít vào, làm dịu và làm loãng dịch nhày ở thanh quản. Tìm mua tinh dầu bạc hà thiên nhiên tại đây.
giữ ấm
Chú ý giữ ấm cổ họng khi mùa lạnh về (Nguồn: Internet).

Tìm mua viên ngậm họng tại đây.

Cách phòng tránh viêm thanh quản khi vào mùa lạnh

  • Không lạm dụng giọng nói: Những nghề nghiệp phải nói rất nhiều, nói liên tục và dễ mắc bệnh viêm thanh quản đó là giáo viên, hướng dẫn viên du lịch, chăm sóc khách hàng,… Hãy chú ý để bảo vệ giọng nói của mình nhé.
  • Tránh uống rượu bia.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân, hóa chất độc hại như khói, bụi, đeo khẩu trang bảo đảm khi ra đường.
  • Các đợt lạnh, ẩm, thay đổi không khí chú ý đeo khăn, mặc ấm.
  • Điều trị sớm, dứt điểm các đợt viêm mũi cấp, viêm họng cấp, các đợt viêm đường hô hấp trên, hô hấp dưới.

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

BlogAnchoi luôn hi vọng đồng hành cùng bạn để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và những ngoài thân yêu. Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích khác bạn nhé!



https://ift.tt/2NQv5WU