Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị và phòng tránh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị và phòng tránh. Hiển thị tất cả bài đăng

11/13/2019

Viêm VA cấp tính ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng tránh

Viêm VA là một trong những nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 1 đến 7 tuổi, chiếm 30% trẻ em, đặc biệt những trẻ sống ở môi trường ô nhiễm, không khí ẩm thấp. Vì phụ huynh chưa quan tâm và hiểu biết đúng mức về bệnh viêm VA mà gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn cho trẻ nhỏ. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về bệnh viêm VA cấp tính để chăm sóc con tốt hơn nhé!

Bệnh viêm VA là gì?

Viêm VA được hiểu là sự viêm tổ chức amidan ở vùng mũi họng. Bạn thường nghe tới viêm amidan, đó cũng là sự viêm amidan nhưng ở vùng hạnh nhân khẩu cái. Viêm VA gặp ở khoảng 30% trẻ em và không có sự khác biệt về giới tính. Có nghĩa là cứ 10 trẻ em thì ít nhất sẽ có 3 trẻ mắc phải vấn đề này.

viêm VA
Vị trí giải phẫu của VA (Nguồn: Internet).

Những thống kê gần đây cho thấy, viêm VA mạn tính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và cũng chính nó gây ra nhiều biến chứng khác đặc biệt là viêm tai giữa. Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy mũi xanh, sụt sịt mũi quanh năm, trẻ còi cọc, nghễnh ngãng, chảy tai,… nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực để phòng tránh các biến chứng cho trẻ sau này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm VA

1. Viêm VA do viêm nhiễm

Viêm VA có thể do virus hoặc vi khuẩn. Nếu nguyên nhân là vi khuẩn thì ít gặp hơn nhưng sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Thực tế, bình thường trong họng luôn có sẵn một vài loại virus, vi khuẩn hoại sinh, khi cơ thể suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, những loài virus, vi khuẩn này sẽ nhân cơ hội gây bệnh.

2. Do cấu trúc, vị trí giải phẫu đặc thù của VA

Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ biết VA là vị trí giải phẫu có nhiều khe kẽ, vì thế đó là nơi rất phù hợp để vi khuẩn, virus cư trú, ẩn náu, sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, VA còn nằm ở cửa ngõ thuận tiện cho sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh với cơ thể.

3. Tạng bạch huyết

Đây không phải trường hợp phổ biến trong cộng đồng. Nhưng bạn có thể hiểu qua một chút, những người có tạng bạch huyết thì tổ chức lympho rất phát triển và chủ thể rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng.

viêm VA
Triệu chứng viêm VA ở trẻ khá dễ nhầm lẫn (Nguồn: Internet).

Triệu chứng viêm VA cấp tính

Viêm VA cấp tính thường gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi. Bệnh có biểu hiện khác nhau đối với từng mức tuổi.

Triệu chứng khởi phát viêm VA

  • Viêm VA ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bắt đầu bởi một cơn sốt cao đột ngột 39-40 độ. Trẻ thường có các phản ứng dữ dội như co giật, khó thở, mệt mỏi, kém ăn, kém chơi, quấy khóc.
  • Trẻ lớn cũng có thể khởi phát đột ngột với dấu hiệu sốt cao, khó thở do viêm thanh quản co thắt và đôi khi có các phản ứng của màng não như đau đầu, nôn, bất thường về đại tiện.

Triệu chứng viêm VA thường gặp

  • Viêm VA ở trẻ sơ sinh: Trẻ có thể tắc mũi hoàn toàn, vì trẻ nhỏ khi tắc mũi chưa biết thở bằng đường miệng, nên trẻ thường quấy khóc, nhịp thở không đều, bú sặc, bỏ bú.
  • Viêm VA ở trẻ lớn: Trẻ lớn không giống với trẻ nhỏ vì không tắc mũi hoàn toàn, nhưng trẻ lại có biểu hiện khác là ngủ ngáy và có giọng mũi kín.
  • Viêm VA ở người lớn: Ở người lớn nếu VA vẫn còn và bị viêm sẽ có biểu hiện như: đau đầu, thở khụt khịt, nóng rát họng, nghe kém, ù tai,…
  • Ngoài ra, khi trẻ bị viêm VA có thể kèm theo một vài dấu hiệu hay gặp khác như ho, nghe tiếng khò khè ở cổ, nôn chớ, tiêu chảy,…
  • Nếu có thể nhìn vào trong sẽ thấy hốc mũi trẻ chứa đầy mủ nhày; niêm mạc họng đỏ, có các tia mãu (xung huyết), có lớp mủ nhày trắng hoặc vàng phủ lên ở phía sau họng.
  • Trẻ có thể xuất hiện hạch: chú ý sờ các vị trí hạch ở góc hàm, sau tai.
viêm VA
Viêm VA có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm với trẻ (Nguồn: Internet).

Điều trị viêm VA cấp tính

Trường hợp viêm VA cấp tính chỉ có chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc, không có chỉ định nạo VA.

  • Dùng kháng sinh phù hợp: Kháng sinh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, một số nhóm kháng sinh hay dùng như cefalosporin, beta lactam, macrolid,…
  • Nếu trẻ có sốt cao cần hạ sốt, bù nước điện giải bằng osezol
  • Nếu trẻ có chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi, cần xì hay hút hết mũi ứ đọng trước khi nhỏ mũi (Không dùng miệng hút mũi cho trẻ vì có thể truyền thêm bệnh cho trẻ).
  • Rỏ mũi: khi nhỏ mũi bệnh nhân cần nằm ngửa, đầu thấp, mặt hơi ngả về bên được nhỏ thuốc. Phụ huynh chú ý không nên nhỏ thuốc cho con ở tư thế đầu thẳng đứng, vì như vậy thuốc không tới được các cuốn mũi nên không có hiệu quả điều trị như mong muốn.
  • Nâng cao thể trạng: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại thực phẩm chức năng như vitamin A, vitamin C, vitamin D, calcium,… Tìm mua vitamin để bổ sung cho cơ thể tại đây.
viêm VA
Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa (Nguồn: Internet).

Phòng bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ

  • Thực hiện đầy đủ chương trình vacxin tiêm chủng mở rộng của quốc gia.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, để trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
  • Cha mẹ cần tìm hiểu cách rỏ thuốc mũi, xì mũi, vắt mũi, rửa mũi cho trẻ sao cho đúng, khoa học để tránh những sai lầm gây thêm bệnh cho bé.
  • Khi phát hiện trẻ bị viêm VA cấp, cần điều trị tích cực, đúng phương pháp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục có thể sẽ hữu ích với bạn đọc:

Đừng quên tiếp tục ủng hộ và ghé thăm chuyên mục Sức Khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé!



https://ift.tt/2KjPUbh