Béo phì ở trẻ nhỏ là vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng theo sự phát triển của xã hội thì số trẻ em béo phì ngày càng gia tăng. Và bạn có biết rằng, cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chơi đùa với trẻ của bố mẹ ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng này ở trẻ?
Những tác hại mà béo phì có thể gây ra đối với sức khỏe của trẻ em đã được nghiên cứu khá nhiều, cùng với đó kéo theo xu hướng nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ em là gì, có cách nào để khắc phục và phòng tránh không? Các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới đã tìm ra những kết quả bất ngờ.
Sự tương tác của mẹ với bé trong khi trẻ ăn và chơi có ảnh hưởng đến tình trạng béo phì ở trẻ
Một nghiên cứu đang diễn ra tại Đại học Bang New York tại Buffalo được công bố gần đây trên tạp chí Obesity (béo phì) là một trong những nghiên cứu đầu tiên về sự tương tác giữa mẹ và trẻ trong khi cho trẻ ăn, chơi có sự tác động đến béo phì ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem cách nuôi dạy con cái có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em hay không? Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ mà bà mẹ ít biểu đạt tình cảm yêu thương ấm áp với con trong khi chơi cùng con hay khi cho con ăn thì con sẽ có nguy cơ tăng cân nhanh hơn. Vậy là, nếu trẻ được nhận nhiều những hành động, tình cảm yêu thương hơn từ cha mẹ có thể giảm khả năng béo phì, đặc biệt với trẻ nhỏ hơn một tuổi. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên nhận ra mối liên hệ giữa tình cảm gia đình và vấn đề ăn uống của trẻ.
Kai Ling Kông – Tiến sĩ, đồng tác giả của nghiên cứu và trợ lý giáo sư nhi khoa trong bộ phận về sức khỏe hành vi trong Trường Y khoa Jacobs và Khoa học Y sinh tại Đại học Buffalo – đồng ý với quan điểm của nghiên cứu này.
Thói quen sinh hoạt, phong cách sống của bố mẹ cũng có ảnh hưởng đến tình trạng béo phì ở trẻ em
Mặc dù ở Việt Nam chưa có thống kê rõ ràng như theo theo Bộ Y tế bang New York, số trẻ em thừa cân ở Hoa Kỳ đã tăng lên đáng kể. Khoảng 10 phần trăm trẻ 4 và 5 tuổi bị thừa cân. Con số này gấp đôi con số so với chỉ 20 năm trước.
Trẻ em bị béo phì có nhiều khả năng bị huyết áp cao và cholesterol cao. Những đứa trẻ này cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp và khớp, chưa kể đến vấn đề tâm lý, xã hội, bị bạn bè trêu chọc tổn thương lòng tự trọng. – bác sĩ nhi khoa và giám đốc y tế của LA cho biết.
Để tìm ra mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt của cha mẹ với cân nặng ở trẻ em, Kong và nhóm nghiên cứu đã chọn đối tượng vào những trẻ sơ sinh có mẹ mang thói quen hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng các chất gây nghiện khác, như cần sa hoặc cocaine trong khi mang thai. Điều này có thể khiến thai nhi bị thiếu dinh dưỡng và lưu lượng máu hoặc oxy không đủ có thể gây ra các vấn đề về trao đổi chất làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.
5 cách làm sao để giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ được chuyên gia khuyến cáo
Ngoài những điều được trích dẫn từ các nghiên cứu mới nhất ở trên, chuyên gia cũng khuyến cáo phụ huynh nên thực hiện những điều sau để giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. Lucie Smith, MS, RCEP, nhà sinh lý học tại Bệnh viện Nhi đồng Helen DeVos cho biết:
- Tập trung vào trái cây và rau, và nên đổi món mỗi ngày để tăng khẩu vị
- Hạn chế lượng thức ăn nhanh mà gia đình bạn đang ăn mỗi ngày. Tìm mua bánh ăn kiêng không đường tại đây bạn nhé.
- Cha mẹ nên khuyến khích con tăng hoạt động thể chất bằng cách tốt nhất là tham gia cùng với chúng.
- Theo dõi những gì con bạn đang ăn để ngăn ngừa tăng cân không lành mạnh. Nên hỏi những gì con đã ăn trưa ở trường và đảm bảo chuẩn bị cho con một bữa sáng bổ dưỡng mỗi ngày.
- Giới hạn đồ uống có đường. Nhìn vào thành phần dinh dưỡng được thống kê trên nhãn của chai của nước ép mà con bạn đang uống, vì hầu hết nước táo và nước cam đều chứa hàm lượng đường khá cao. Trẻ em cũng không cần đồ uống thể thao tăng lực, đó cũng là những sản phẩm chứa nhiều đường.
Một số bài viết liên quan bạn đọc có thể tham khảo:
- Nguyên nhân và cách phòng tránh béo phì ở trẻ em khoa học, hiệu quả
- Nghiên cứu mới chỉ ra 6 bài tập giảm mỡ hiệu quả nhất để chống lại “gen béo phì”
Để cập nhật thêm nhiều thông tin mới hữu ích từ chuyên mục Sức Khỏe từ BlogAnChoi, đừng quên ghé thăm Blog mỗi ngày bạn nhé!
(Theo: Healthline.com)
https://ift.tt/2Da3s50